Cảnh giác chiêu lừa cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để chiếm đoạt tài sản

Thứ sáu - 23/08/2024 07:10 48 0

Lợi dụng việc cấp thẻ căn cước đối với trẻ em, các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ Công an, Cảnh sát khu vực yêu cầu người dân tải ứng dụng Dịch vụ công “giả mạo” để làm thủ tục trực tuyến.
Thời gian gần đây, Phòng An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội liên tiếp tiếp nhận các trường hợp bị lừa đảo với thủ đoạn hướng dẫn cài đặt phần mềm hỗ trợ đăng ký cấp căn cước để chiếm đoạt tài sản.

Cảnh giác chiêu lừa cài đặt phần mềm đăng ký cấp căn cước để chiếm đoạt tài sản

Theo đó, lợi dụng việc cấp thẻ căn cước đối với trẻ em 0 - 14 tuổi, các đối tượng gọi điện tự xưng là cán bộ Công an, Cảnh sát khu vực yêu cầu người dân tải ứng dụng Dịch vụ công “giả mạo” trên điện thoại để làm thủ tục trực tuyến. Ngay sau khi cài đặt phần mềm giả mạo này, người dân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Trường hợp, chị H (trú tại Hà Đông) cũng nhận được điện thoại của đối tượng giả mạo xưng là cán bộ Công an quận và hướng dẫn chị tải ứng dụng Dịch vụ công. Do chủ quan, tin theo lời các đối tượng, chị H đã cài đặt phần mềm giả mạo này. Sau đó, các đối tượng kiểm soát ứng dụng ngân hàng và chiếm đoạt tổng số tiền 1,5 tỷ đồng.

Để tránh sập bẫy chiêu lừa đảo giả mạo cán bộ Công an yêu cầu hỗ trợ cài đặt Dịch vụ công “giả mạo”, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân tiếp tục nâng cao cảnh giác trước các cuộc gọi lạ, tin nhắn có liên quan tới cán bộ của các cơ quan chức năng.

Người dân không làm việc, không cung cấp thông tin cá nhân và cũng không làm theo các yêu cầu thông qua điện thoại; đồng thời, liên hệ với các cơ quan chức năng, có thẩm quyền để xác minh về người gọi điện; chủ động tìm hiểu thông tin về việc làm căn cước tại địa phương qua tổ dân phố, Cảnh sát khu vực phụ trách.

Người dân cần cảnh giác với những yêu cầu cài đặt phần mềm; tuyệt đối không bấm vào các đường link nhận được qua tin nhắn, không cài đặt ứng dụng không rõ nguồn gốc qua link hoặc file Apk; không lưu thông tin bảo mật dịch vụ ngân hàng trên các phần mềm ứng dụng của điện thoại.

Đồng thời, người dân cần thường xuyên cập nhật các phương thức, thủ đoạn hoạt động mới của tội phạm công nghệ cao trên các phương tiện thông tin đại chúng và tuyên truyền cho người thân, mọi người xung quanh.

Nguồn BNEWS

Tác giả bài viết: CAO THƯƠNG (TỔNG HỢP)

Nguồn tin: baotayninh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HƯỚNG DẪN DVC TRỰC TUYẾN
GÓP Ý VĂN BẢN DỰ THẢO
GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
OCOOP TÂY NINH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

dịch vụ công bộ công an
VĂN BẢN MỚI
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
FORM.GOV
BỘ PHÁP ĐIỂN
BẢN DỒ DU LỊCH TÂY NINH
CỔNG DỰ LIỆU QUỐC GIA
BAN CHỈ ĐẠO CCHC CHÍNH PHỦ
CÔNG BÁO
CÔNG BÁO TỈNH TÂY NINH
góp ý dự thảo văn bản
dvc nhà ở riêng lẻ
thông tin quy hoạch
DÁNH GIÁ CĐS DOANH NGHIỆP
ĐƯỜNG DÂY NÓNG PAKN
VEDEO PHÓNG SỰ
ngày này năm xưa
LÀNG SỐ
THAM VẤN KINH DOANH
Hệ thống đo tốc độ truy cập internet
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay396
  • Tháng hiện tại3,165
  • Tổng lượt truy cập1,206,425
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây