HỎI – ĐÁP HIẾN PHÁP NĂM 2013 VỀ QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Thứ hai - 22/01/2024 08:24 1.079 0

1. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con người, quyền công dân như thế nào?

HỎI – ĐÁP HIẾN PHÁP NĂM 2013 VỀ QUYỀN CON NGƯỜI,  QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Đáp: Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lí do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

2. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền sống, quyền bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, thân thể của con người như thể nào?

Đáp: Điều 19 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.

Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.".

3. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của con người như thể nào?

Đáp: Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

4. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền có chỗ ở và quyền tự do cư trú, đi lại như thế nào?

Đáp: Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định”.

Điều 23 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

5. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo như thể nào?

Đáp: Điều 24 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”.

6. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí; quyền tiếp cận thông tin như thế nào?

Đáp: Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

7. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền bình đẳng giới như thể nào?

Đáp: Điều 26 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.”.

8. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền bầu cử, ứng cử và quyền tham gia công việc quản lý nhà nước và xã hội như thế nào?

Đáp: Điều 27 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”.

Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.

Điều 29 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.”

Điều 6 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện”.

9. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền khiếu nại, tố cáo như thế nào?

Đáp: Điều 30 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

10. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền sở hữu tài sản như thế nào?

Đáp: Điều 32 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.

2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường”.

11. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền làm việc như thế nào?

Đáp: Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định:

1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.  

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu”.

12. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền kết hôn, ly hôn như thế nào?

Đáp: Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định:

“1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em”.

13. Hỏi: Hiến pháp năm 2013 quy định về bảo vệ Tổ quốc như thế nào?

Đáp: Điều 44 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất”.

Điều 45 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân”. 

14. Hỏi: Ngoài các quy định trên, Hiến pháp năm 2013 còn có các quy định khác gì về các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân?

Đáp: Hiến pháp năm 2013 còn quy định về quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa; quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền của người bị buộc tội; quyền và nghĩa vụ học tập… của mọi người, của công dân.

Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 còn quy định về nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và quyền được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam; người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú./.

Tác giả bài viết: CAO THƯƠNG

Nguồn tin: pbgdpl.tayninh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HƯỚNG DẪN DVC TRỰC TUYẾN
GÓP Ý VĂN BẢN DỰ THẢO
GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
OCOOP TÂY NINH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

dịch vụ công bộ công an
VĂN BẢN MỚI
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
FORM.GOV
BỘ PHÁP ĐIỂN
BẢN DỒ DU LỊCH TÂY NINH
CỔNG DỰ LIỆU QUỐC GIA
BAN CHỈ ĐẠO CCHC CHÍNH PHỦ
CÔNG BÁO
CÔNG BÁO TỈNH TÂY NINH
góp ý dự thảo văn bản
dvc nhà ở riêng lẻ
thông tin quy hoạch
DÁNH GIÁ CĐS DOANH NGHIỆP
ĐƯỜNG DÂY NÓNG PAKN
VEDEO PHÓNG SỰ
ngày này năm xưa
LÀNG SỐ
THAM VẤN KINH DOANH
Hệ thống đo tốc độ truy cập internet
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập20
  • Hôm nay657
  • Tháng hiện tại56,468
  • Tổng lượt truy cập1,259,728
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây