MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

Thứ bảy - 15/06/2024 08:32 236 0

Ngày 20 tháng 6 năm 2017, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Một số nội dung cụ thể như sau:

 

MỘT SỐ NỘI DUNG CỦA LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC

1. Người có quyền yêu cầu Nhà nước bồi thường

1.1 Người bị thiệt hại;

1.2. Người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại chết; tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của tổ chức bị thiệt hại đã chấm dứt tồn tại;

1.3. Người đại diện theo pháp luật của người bị thiệt hại thuộc trường hợp phải có người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật Dân sự;

1.4. Cá nhân, pháp nhân được những người nêu trên ủy quyền thực hiện quyền yêu cầu bồi thường.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường

2.1. Giả mạo tài liệu, giấy tờ hoặc cung cấp tài liệu, chứng cứ sai sự thật trong hồ sơ yêu cầu bồi thường và trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.

2.2. Thông đồng giữa người yêu cầu bồi thường với người giải quyết bồi thường, người có liên quan để trục lợi.

2.3. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn can thiệp trái pháp luật vào quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, xác định trách nhiệm hoàn trả và xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.

2.4. Không giải quyết yêu cầu bồi thường hoặc không ra quyết định giải quyết bồi thường hoặc giải quyết yêu cầu bồi thường trái pháp luật.

2.5. Không thực hiện việc xác định trách nhiệm hoàn trả hoặc không xem xét, xử lý kỷ luật người thi hành công vụ gây thiệt hại.

2.6. Sách nhiễu, cản trở hoạt động giải quyết yêu cầu bồi thường.

3. Các trường hợp Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hoạt động quản lý hành chính

3.1. Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

3.2. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính trái pháp luật;

3.3 Áp dụng một trong các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính sau đây trái pháp luật:

a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

b) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

c) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;

3.4. Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trái pháp luật;

3.5 Áp dụng một trong các biện pháp xử lý hành chính sau đây trái pháp luật:

a) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

b) Đưa vào trường giáo dưỡng;

c) Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

3.6. Không áp dụng hoặc áp dụng không đúng quy định của Luật Tố cáo các biện pháp sau đây để bảo vệ người tố cáo khi người đó yêu cầu:

a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người tố cáo tại nơi công tác;

b) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo; khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của người tố cáo đã bị xâm phạm tại nơi cư trú;

c) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người tố cáo theo quy định của pháp luật;

3.7. Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin về cố ý cung cấp thông tin sai lệch mà không đính chính và không cung cấp lại thông tin‎;

3.8. Cấp, thu hồi, không cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép và các giấy tờ có giá trị như giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp trái pháp luật;

3.9 Áp dụng thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; thu thuế, phí, lệ phí trái pháp luật; truy thu thuế, hoàn thuế trái pháp luật; thu tiền sử dụng đất trái pháp luật;

3.10 Áp dụng thủ tục hải quan trái pháp luật;

3.11 Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái pháp luật; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư trái pháp luật; cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trái pháp luật;

3.12. Ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật;

3.13. Cấp văn bằng bảo hộ khi có căn cứ pháp luật cho rằng người nộp đơn không có quyền nộp đơn hoặc có căn cứ pháp luật cho rằng đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ; từ chối cấp văn bằng bảo hộ với lý do đối tượng không đáp ứng điều kiện bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật; chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ mà không có căn cứ pháp luật;

3.14. Ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

4. Cơ quan giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính

4.1. Cơ quan giải quyết bồi thường ở trung ương bao gồm:

a) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;

b) Tổng cục, cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.

4.2. Cơ quan giải quyết bồi thường ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình, trừ trường hợp quy định tại điểm b Mục 4.2;

b) Cơ quan chuyên môn hoặc các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.

4.3. Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.

4.4. Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan giải quyết bồi thường trong trường hợp người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của mình.

4.5. Cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin.

4.6. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo theo quy định của Luật Tố cáo.

4.7. Cơ quan ra quyết định xử lý kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức.

4.8. Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính; Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Tác giả bài viết: CAO THƯƠNG (TỔNG HỢP)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HƯỚNG DẪN DVC TRỰC TUYẾN
GÓP Ý VĂN BẢN DỰ THẢO
GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
OCOOP TÂY NINH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

dịch vụ công bộ công an
VĂN BẢN MỚI
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
FORM.GOV
BỘ PHÁP ĐIỂN
BẢN DỒ DU LỊCH TÂY NINH
CỔNG DỰ LIỆU QUỐC GIA
BAN CHỈ ĐẠO CCHC CHÍNH PHỦ
CÔNG BÁO
CÔNG BÁO TỈNH TÂY NINH
góp ý dự thảo văn bản
dvc nhà ở riêng lẻ
thông tin quy hoạch
DÁNH GIÁ CĐS DOANH NGHIỆP
ĐƯỜNG DÂY NÓNG PAKN
VEDEO PHÓNG SỰ
ngày này năm xưa
LÀNG SỐ
THAM VẤN KINH DOANH
Hệ thống đo tốc độ truy cập internet
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay4,155
  • Tháng hiện tại54,355
  • Tổng lượt truy cập1,257,615
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây