HỎI – ĐÁP PHÁP LUẬT PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM
Ảnh: nguồn https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/xam-hai-tre-em.ht
1. Hỏi: Trẻ em là người bao nhiêu tuổi?
Đáp: Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
2. Hỏi: Bảo vệ trẻ em là gì?
Đáp: Bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
3. Hỏi: Thế nào là người chăm sóc trẻ em?
Đáp: Người chăm sóc trẻ em là người đảm nhận nhiệm vụ chăm sóc trẻ em, bao gồm người giám hộ của trẻ em; người nhận chăm sóc thay thế hoặc người được giao trách nhiệm cùng với cha, mẹ của trẻ em cấp dưỡng, chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
4. Hỏi: Xâm hại trẻ em thường được thực hiện dưới các hình thức nào?
Đáp: Có 04 hình thức chính của xâm hại trẻ em, Trẻ em thường bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong cùng một thời điểm, như: Thể chất; tình dục; tinh thần; xao nhãng.
5. Hỏi: Các hành vi nào là hành vi xâm hại trẻ em?
Đáp: Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.
7. Hỏi: Trường hợp nào là trẻ em bị xâm hại tình dục?
Đáp: Trẻ em bị xâm hại tình dục là trẻ em bị hiếp dâm; trẻ em bị cưỡng dâm; trẻ em bị giao cấu; trẻ em bị dâm ô; trẻ em bị sử dụng vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
8. Hỏi: Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục của trẻ em được quy định như thế nào?
Đáp: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị xâm hại tình dục.
9. Hỏi: Ai có trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em?
Đáp: Những người sau đây có trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em:
- Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em, trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi đến cơ quan có thẩm quyền.
- Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan công an các cấp và Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác; phối hợp xác minh, đánh giá, điều tra về hành vi xâm hại, tình trạng mất an toàn hoặc gây tổn hại, mức độ nguy cơ gây tổn hại đối với trẻ em.
10. Hỏi: Hành vi xâm hại trẻ em bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đáp: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
11. Hỏi: Phạm tội dâm ô trẻ em thì bị xử lý như thế nào?
Đáp: Phạm tội dâm ô trẻ em thì bị phạt tù, mức thấm nhất là 06 tháng, cao nhất đến 12 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
12. Hỏi: Phạm tội hiếp dâm trẻ em thì bị xử lý như thế nào?
Mọi hành vi hiếp dâm trẻ em bị pháp luật hình sự xử lý nghiêm khắc, người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi 2017. Người phạm tội hiếp dâm trẻ em có thể bị phạt tù có thời hạn từ 07 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
13. Hỏi: Phạm tội cưỡng dâm trẻ em thì bị xử lý như thế nào?
Đáp: Hành vi cưỡng dâm là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu. Người nào cưỡng dâm trẻ em có thể bị phạt tù có thời hạn từ 05 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân; người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
14. Hỏi: Phạm tội giao cấu với người chưa thành niên từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì bị xử lý như thế nào?
Đáp: Người nào đã thành niên mà giao cấu với trẻ em từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thì có thể bị phạt tù từ 03 đến 10 năm hoặc từ 07 năm đến 15 năm. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
15. Hỏi: Các nhiệm vụ và giải pháp phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn đối với xâm hại trẻ em được quy định như thế nào?
Đáp: Để chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời hỗ trợ can thiệp đối với xâm hại trẻ em cần phải đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý Nhà nước các cấp trong công tác bảo vệ, phòng, chống xâm hại trẻ em.
- Triển khai nhiều biện pháp, nhiều kênh truyền thông để giáo dục cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em và nâng cao kỹ năng, kiến thức cho chính bản thân trẻ em, đặc biệt phòng chống xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng.
- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể với các cơ quan chức năng tổ chức thực hiện những biện pháp thiết thực, hiệu quả trong phòng ngừa, ngăn chặn xâm hại trẻ em, nhằm nâng cao ý thức tự đề phòng xâm hại.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp, cộng đồng để xây dựng và hoàn thiện hệ thống bảo vệ trẻ em bằng các biện pháp tuyền truyền, giáo dục ý thức cảnh giác, phát hiện sớm và tự phòng ngừa các hành động xâm hại trẻ em, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cha mẹ và người thân của trẻ.
- Tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm xã hội của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực, xâm hại.
- Thực hiện tốt công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, kịp thời tiếp nhận, xử lý những thông tin liên quan đến tội phạm xâm hại tình dục.
16. Hỏi: Bố mẹ cần dạy trẻ em các kỹ năng gì để phòng, chống xâm hại trẻ em?
Đáp: Để giảm thiểu tối đa nguy cơ bị tổn thương, bố mẹ nên dạy trẻ em phòng, chống xâm hại với các kỹ năng cơ bản dưới đây:
Tác giả bài viết: CAO THƯƠNG
Nguồn tin: pbgdpl.tayninh.gov.vn
Ý kiến bạn đọc