Không dùng lịch sử làm phương tiện thể hiện tư tưởng cực đoan

Thứ hai - 20/02/2023 15:33 161 0

Trong tuyên truyền cần thận trọng, bảo đảm đúng quan điểm của Đảng và tôn trọng lịch sử, không lấy lịch sử để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan...

Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ảnh: TTXVN
Các nữ chiến sĩ tự vệ Lâm trường Bản Phiệt, huyện Mường Khương, tỉnh Hoàng Liên Sơn (nay thuộc tỉnh Lào Cai) bám trụ chiến đấu, phối hợp bộ đội địa phương đánh lui nhiều đợt tấn công của địch. Ảnh: TTXVN

Ngày 7.2, tại hội nghị giao ban báo cáo viên Trung ương khu vực phía Bắc, ông Phan Xuân Thuỷ- Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương lưu ý về công tác thông tin, tuyên truyền đối với những sự kiện lịch sử, trong đó có sự kiện cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và bảo vệ chủ quyền biển đảo, báo chí dẫn lại, nội dung như sau:

“Tập trung làm nổi bật tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước; ngợi ca truyền thống lịch sử, lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, ý chí tự lực, tự cường và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhất là đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế ngày nay; ghi nhận, tri ân công lao to lớn, sự hy sinh anh dũng của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, chủ quyền biển, đảo…

Trong tuyên truyền cần thận trọng, bảo đảm đúng quan điểm của Đảng và tôn trọng lịch sử, không lấy lịch sử để kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương, chính sách đối ngoại của ta cũng như lợi ích quốc gia - dân tộc; khẳng định chủ trương, chính sách nhất quán của ta trong quan hệ với Trung Quốc; góp phần giữ gìn, thúc đẩy mối quan hệ láng giềng hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc; chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc lịch sử của các thế lực thù địch, cơ hội”.

Chúng tôi muốn mở đầu bài viết này bằng trích dẫn nêu trên, bởi vì, ngày 17.2 vừa qua là tròn 44 năm ngày xảy ra cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc. Nhân sự kiện này, trên không gian mạng xuất hiện nhiều luồng ý kiến, rằng cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc đã bị lãng quên.

Họ nêu lên hàng loạt câu hỏi, “chất vấn” này nọ, có người còn lớn tiếng, “lên gân” hỏi “vì sao trong sách giáo khoa không có dòng nào viết về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc?”.

Lại có người ra vẻ quan trọng rằng, từ bao giờ, sách giáo khoa phổ thông bỏ hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam ra ngoài? Chưa dừng lại, có ý kiến còn “gào lên” rằng cần phải viết đầy đủ nội dung hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam vào sách giáo khoa. Đó còn chưa kể, hàng ngàn người lợi dụng không gian mạng để chửi bới chính quyền, thông qua đó kích động dư luận.

Sự thật không như họ nghĩ

Chương trình giáo dục phổ thông (cả trước đây và bây giờ) chưa bao giờ bỏ hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam ra ngoài sách giáo khoa. Hiện nay, có hai chương trình giáo dục phổ thông đang song song tồn tại (vì quá trình thay đổi chương trình và sách giáo khoa đang diễn ra) gồm Chương trình giáo dục phổ thông năm 2000 và Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Sách giáo khoa Lịch sử của hai chương trình giáo dục nêu trên đều có các bài học về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam. Cụ thể hơn, sách giáo khoa lớp 5, lớp 9 và lớp 12 đều có nội dung bài học về hai sự kiện lịch sử này.

Việc bố trí nội dung gì, bố trí ở cấp học nào, bố trí như thế nào, đều đã được cân nhắc, tính toán một cách khoa học, Không phải tự nhiên, trong chương trình giáo dục phổ thông, nội dung lịch sử về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc và Tây Nam được bố trí dạy học ở ba lớp cuối cấp (tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông).

Việc bố trí này, nếu không phải người trong ngành, không có chuyên môn sư phạm thì không hiểu được. Người biên soạn sách giáo khoa, người thiết kế chương trình tổng thể và chương trình môn học đã tính toán rất kỹ về tâm lý lứa tuổi, tâm lý sư phạm để bố trí bài học như thế nào, bố trí nội dung gì, độ dài ngắn ra sao, cho thật hợp lý.

Vì đưa quá nhiều nội dung vào sẽ dẫn đến quá tải, học sinh không thể học được. Đó còn chưa kể, sau khi học hết một cấp học (lớp cuối từng cấp học), một bộ phận học sinh không tiếp tục học lên cao hơn. Trong trường hợp đó, dù các em có dừng con đường học tập, vốn kiến thức lịch sử của các em cũng đã có, dù chỉ ở mức tối thiểu, căn bản nhất.

Cần nói thêm, Chương trình giáo dục phổ thông 2018, cũng vì những thay đổi vào phút chót, môn Lịch sử lớp 10 nói riêng, cấp trung học phổ thông nói chung, đã và đang được dạy, học với khối lượng kiến thức không hề nhẹ.

Tổng số tiết học của môn Lịch sử lớp 10, tính cả phần chuyên đề, lên đến 87 tiết, nhiều hơn cả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2000. Số tiết học của môn Lịch sử chỉ đứng sau ba môn cơ bản, gồm Ngữ văn, Toán và Tiếng Anh. Thực tế, học sinh lớp 10 đang có dấu hiệu quá tải môn học này. Như vậy, hoàn toàn không có chuyện “lãng quên lịch sử” như những ý kiến thiển cận, nông cạn gào thét theo kiểu màu mè, a dua trên không gian mạng.

Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã và đang được cộng đồng quốc tế nhìn nhận như một quốc gia cởi mở, thân thiện, là đối tác tin cậy, thành viên có trách nhiệm của cộng đồng thế giới.

Có được điều này, bởi chúng ta chủ trương gác lại quá khứ, hướng đến tương lai, trong đó, để phục vụ cho công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế, thu hút vốn và công nghệ, có những vấn đề Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta phải tạm gác lại vì đại cục, vì nghĩa lớn, vì mục tiêu tối thượng “dân cường nước thịnh”. Gác lại, nói ngắn lại một chút không đồng nghĩa với sự lãng quên. Không ai, không cái gì bị lãng quên.

Hình ảnh người chiến sĩ cầm súng B41 hướng về phía quân xâm lược, bên cạnh là cột mốc số 0 Lạng Sơn, rạng sáng 17.2.1979 mang tính biểu tượng về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979. Ảnh: TTXVN

 

Tại Đại hội XIII của Đảng, vấn đề lợi ích quốc gia - dân tộc được mở rộng và cụ thể hơn. Đồng thời, Đảng cũng đưa nội dung này vào hệ quan điểm chỉ đạo mà trước đó Đại hội XII không có, cụ thể trong quan điểm thứ hai nêu tư tưởng chỉ đạo về chiến lược tổng thể phát triển đất nước: “Bảo đảm lợi ích của quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi.

Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước; gắn kết chặt chẽ và triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, trong đó phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”.

Lợi ích quốc gia - dân tộc là các mục tiêu mà quốc gia theo đuổi để bảo đảm sự tồn tại và phát triển của mình, bao gồm: giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; ổn định chế độ chính trị; bảo đảm an ninh và an toàn cho người dân; giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; bảo đảm các điều kiện cho quốc gia phát triển kinh tế, xã hội… Các lợi ích này thường được chia thành hai nhóm: nhóm lợi ích an ninh và nhóm lợi ích phát triển.

Nhóm lợi ích an ninh là những mục tiêu bảo đảm cho quốc gia tiếp tục tồn tại. Nhóm lợi ích phát triển bao gồm các lợi ích bảo đảm cho quốc gia ngày càng lớn mạnh, có vị thế quốc tế ngày càng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện.

Trong quá trình phát triển của đường lối đối ngoại, hội nhập quốc tế thời kỳ đổi mới, nội hàm của khái niệm lợi ích quốc gia - dân tộc ngày càng được làm rõ. Hội nghị Trung ương 3 khoá VII khẳng định: tư tưởng chỉ đạo chính sách đối ngoại là giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội, bảo đảm lợi ích dân tộc, kết hợp chặt chẽ chủ nghĩa yêu nước chân chính.

Lợi ích cao nhất của dân tộc ta là nhanh chóng ra khỏi khủng hoảng, giữ vững và tăng cường ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, làm cho dân giàu, nước mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập và tự do của Tổ quốc. Lợi ích đó phù hợp với lợi ích độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân các nước trên thế giới.

Nghị quyết Trung ương 8 khoá XI năm 2013 một lần nữa khẳng định các nội hàm này và nêu rõ giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh là lợi ích cao nhất của đất nước. Đại hội XIII của Đảng tiếp tục tái khẳng định các nội hàm của lợi ích quốc gia - dân tộc là an ninh, phát triển và uy tín quốc gia (nâng cao vị thế).

Lợi ích quốc gia - dân tộc được chỉ rõ: tạo lập và giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tin của đất nước; bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Như vậy, trong bối cảnh mới, nội hàm lợi ích quốc gia, dân tộc đã được mở rộng, bao gồm cả lợi ích của ta ở trong nước và ở ngoài nước, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, quốc phòng - an ninh, đối ngoại.

Việt Đông

Tác giả bài viết: Thanh Bình

Nguồn tin: baotayninh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HƯỚNG DẪN DVC TRỰC TUYẾN
GÓP Ý VĂN BẢN DỰ THẢO
GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
OCOOP TÂY NINH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

dịch vụ công bộ công an
VĂN BẢN MỚI
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
FORM.GOV
BỘ PHÁP ĐIỂN
BẢN DỒ DU LỊCH TÂY NINH
CỔNG DỰ LIỆU QUỐC GIA
BAN CHỈ ĐẠO CCHC CHÍNH PHỦ
CÔNG BÁO
CÔNG BÁO TỈNH TÂY NINH
góp ý dự thảo văn bản
dvc nhà ở riêng lẻ
thông tin quy hoạch
DÁNH GIÁ CĐS DOANH NGHIỆP
ĐƯỜNG DÂY NÓNG PAKN
VEDEO PHÓNG SỰ
ngày này năm xưa
LÀNG SỐ
THAM VẤN KINH DOANH
Hệ thống đo tốc độ truy cập internet
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay2,616
  • Tháng hiện tại52,816
  • Tổng lượt truy cập1,256,076
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây