Mở rộng trường hợp tinh giản biên chế: Khắc phục những hạn chế từ thực tiễn

Thứ hai - 08/05/2023 07:40 160 0

 Bộ Nội vụ vừa có dự thảo Tờ trình về dự thảo Nghị định quy định về tinh giản biên chế để thay thế 3 Nghị định của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế, gửi Bộ Tư pháp thẩm định.

Ảnh minh họa. (Nguồn TA)
Ảnh minh họa. (Nguồn TA)

Theo dự thảo nghị định về tinh giản biên chế đang chờ thẩm định, Bộ Nội vụ liệt kê trường hợp cán bộ, công chức, viên chức diện tinh giản. Theo đó, Nghị định về tinh giản biên chế sẽ được ban hành trong năm 2023 và áp dụng đến hết năm 2030, thay thế các Nghị định số 108/2014 về chính sách tinh giản biên chế; Nghị định 113/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108 và Nghị định số 143/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108.

Về các trường hợp tinh giản biên chế, so với quy định hiện hành, Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung 6 trường hợp. Cụ thể, bổ sung trường hợp cán bộ trong năm trước liền kề hoặc trong năm thực hiện tinh giản biên chế được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở xuống, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Bổ sung trường hợp cán bộ, công chức, viên chức trong năm thực hiện xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định...

Đối với trường hợp cán bộ chưa đạt trình độ đào tạo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, Dự thảo đề nghị đối với cán bộ, trong nhiệm kỳ bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nếu không đạt chuẩn trình độ đào tạo ở vị trí hiện đảm nhiệm, cá nhân có nhu cầu tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đồng ý. Đồng thời, cơ quan, tổ chức có phương án bổ sung thay thế người có trình độ đạt chuẩn nhằm cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Mặt khác, bổ sung trường hợp cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ, chức danh do không đủ điều kiện tái cử, tái bổ nhiệm, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

Ngoài ra, bổ sung trường hợp trong thời gian bị kỷ luật cán bộ chưa đến mức bị bãi nhiệm, công chức, viên chức chưa đến mức bị buộc thôi việc theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Theo đó, cá nhân có kết quả lấy phiếu tín nhiệm theo quy định đạt dưới 50% hoặc trong thời gian bị kỷ luật cán bộ chưa đến mức bị bãi nhiệm, công chức, viên chức chưa đến mức bị buộc thôi việc theo quyết định của cấp có thẩm quyền...

Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, và người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố dôi dư do sắp xếp thôn, tổ dân phố khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã nghỉ trong thời gian 6 tháng kể từ khi có quyết định sắp xếp của cấp có thẩm quyền.

Dự thảo cũng bổ sung quy định không áp dụng tinh giản biên chế đối với những người đang trong thời bị kiến nghị xử lý kỷ luật theo kết luận thanh tra, giải quyết tố cáo hoặc trong thời gian thuộc đối tượng thanh tra, kiểm tra do có dấu hiệu vi phạm. Bên cạnh đó là những người đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp cá nhân tự nguyện tinh giản biên chế.

Thống kê của Bộ Nội vụ, từ ngày 15/10/2018 đến 31/12/2022, các bộ, ngành, địa phương tinh giản được gần 80.000 người (bộ, ngành có hơn 5.500 người và địa phương có hơn 73.600 người).

Cụ thể, nếu tính theo đối tượng áp dụng, số viên chức nghỉ tinh giản biên chế chiếm tỷ lệ cao nhất là 66,115%, kế đến là cán bộ, công chức cấp xã (19%) và thấp nhất là người làm việc tại khu vực doanh nghiệp (tỷ lệ 0,216%); người làm việc tại các Hội (tỷ lệ 0,23%).

Nếu tính theo lý do, tinh giản biên chế do đánh giá hằng năm không hoàn thành nhiệm vụ cao nhất (tỷ lệ 52,712%); do chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo (tỷ lệ 15,684%); dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, nhân sự, đơn vị hành chính (tỷ lệ 15,447%) và thấp nhất là do sức khỏe không đảm bảo (tỷ lệ 3,746%).

Nếu tính theo chính sách được hưởng, đối tượng hưởng chính sách về hưu trước tuổi cao nhất (tỷ lệ 81,813%); chính sách thôi việc ngay (tỷ lệ 18%); chính sách chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước (tỷ lệ 0,115%) và thấp nhất là chính sách thôi việc sau khi đi học nghề (tỷ lệ 0,072%).

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính các cấp giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2023, Bộ Nội vụ dự kiến số cán bộ, công chức cấp xã dôi dư gần 49.000 và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư khoảng 28.000. Dự kiến nguồn kinh phí để chi trả trợ cấp đối với các trường hợp cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư nghỉ ngay (nghỉ trước 60 tháng so với lộ trình sắp xếp) là hơn 9.700 tỷ đồng. Bộ Nội vụ tính toán nếu không tinh giản biên chế với số người dôi dư, nhà nước vẫn phải chi trả tiền lương cho họ dự kiến gần 19.500 tỷ đồng và các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (phần nhà nước đóng) cho họ.

Dự thảo nghị định cũng đưa ra các chính sách khuyến khích tinh giản như: Trường hợp về hưu trước tuổi, chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước và thôi việc.

Trước đó, phát biểu tại hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo nghị định về tinh giản biên chế hồi cuối tháng 3, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, căn cứ vào điều kiện thực tế, địa phương có thể bổ sung chính sách để sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dôi dư. Việc tinh giản biên chế cũng phải gắn với cơ cấu lại và hướng tới nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã, cấp huyện.

Đề xuất mở rộng trường hợp tinh giản biên chế đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người cho rằng, đây là một đề xuất hay và càng nhanh đi vào thực tế càng tốt. Thực hiện được việc này, không chỉ tinh giản được một bộ phận cán bộ làm việc không thật sự chất lượng mà còn khắc phục được những hạn chế từ thực tiễn.

Bởi kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021 tuy đạt về chỉ tiêu số lượng nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực tế, có những trường hợp cán bộ, công chức viên chức tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế nên họ lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ nhằm thực hiện tinh giản biên chế. Thực trạng như vậy vừa gây ảnh hưởng đến tính hiệu quả của hoạt động công vụ, vừa gây lãng phí ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra, công tác rà soát, đánh giá cán bộ, cán bộ công chức hằng năm của một số cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn là khâu yếu, chưa chặt chẽ, khách quan; còn nể nang..., do đó việc thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp có năng lực hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm hiện đảm nhiệm chưa thực sự hiệu quả...

Từ thực trạng trên, Dự thảo Nghị định về tinh giản biên chế không chỉ kế thừa các chính sách hiện hành mà chắc chắn khắc phục những tồn tại, hạn chế và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước..../.

Trung Anh

Tác giả bài viết: Thanh lê ( tổng hợp)

Nguồn tin: dangcongsan.vn:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HƯỚNG DẪN DVC TRỰC TUYẾN
GÓP Ý VĂN BẢN DỰ THẢO
GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
OCOOP TÂY NINH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

dịch vụ công bộ công an
VĂN BẢN MỚI
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
FORM.GOV
BỘ PHÁP ĐIỂN
BẢN DỒ DU LỊCH TÂY NINH
CỔNG DỰ LIỆU QUỐC GIA
BAN CHỈ ĐẠO CCHC CHÍNH PHỦ
CÔNG BÁO
CÔNG BÁO TỈNH TÂY NINH
góp ý dự thảo văn bản
dvc nhà ở riêng lẻ
thông tin quy hoạch
DÁNH GIÁ CĐS DOANH NGHIỆP
ĐƯỜNG DÂY NÓNG PAKN
VEDEO PHÓNG SỰ
ngày này năm xưa
LÀNG SỐ
THAM VẤN KINH DOANH
Hệ thống đo tốc độ truy cập internet
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập50
  • Hôm nay3,865
  • Tháng hiện tại54,065
  • Tổng lượt truy cập1,257,325
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây