Nghị định số 49/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 quy định về hoạt động thông tin cơ sở

Thứ hai - 20/05/2024 07:56 930 0

Ngày 10/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký ban hành Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở. Nghị định này quy định về hoạt động thông tin cơ sở; trách nhiệm quản lý nhà nước về thông tin cơ sở; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thông tin cơ sở.

Nghị định số 49/2024/NĐ-CP ngày 10/5/2024 quy định về hoạt động thông tin cơ sở

Thông tin cơ sở là thông tin thiết yếu

Nghị định chỉ rõ, thông tin cơ sở là thông tin thiết yếu được truyền tải trực tiếp đến người dân thông qua các loại hình thông tin: Đài truyền thanh cấp xã; bảng tin công cộng; bản tin thông tin cơ sở; tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở; tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở; cổng hoặc trang thông tin điện tử; mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin trên Internet; tin nhắn viễn thông.

Hoạt động thông tin cơ sở là hoạt động cung cấp thông tin thiết yếu; tiếp nhận thông tin phản ánh và thông tin nội dung trả lời của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với thông tin phản ánh của người dân thông qua các loại hình thông tin quy định nêu trên.

Các thông tin thiết yếu của thông tin cơ sở

Nghị định cũng chỉ rõ các thông tin thiết yếu của thông tin cơ sở, gồm:

1. Thông tin về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của cấp ủy, chính quyền địa phương, những sự kiện quan trọng liên quan đến người dân ở địa phương.

2. Những thông tin liên quan đến người dân ở địa phương:

a) Thông tin về dự án, chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, an sinh xã hội ở địa phương;

b) Thông tin liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

c) Thông tin liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và công tác quân sự ở địa phương;

d) Thông tin về phòng, chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn; hỏa hoạn; cấp cứu, dịch bệnh; thảm họa xảy ra ở địa phương hoặc có ảnh hưởng đến địa phương;

đ) Thông tin về gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực;

e) Thông tin các biện pháp đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội;

g) Thông tin sản phẩm, dịch vụ cần thiết phục vụ sản xuất và đời sống của người dân ở địa phương.

3. Những thông tin khác theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

8 loại hình hoạt động thông tin cơ sở

Nghị định quy định cụ thể về 08 loại hình hoạt động thông tin cơ sở, gồm:

1- Đài truyền thanh cấp xã;

2- Bảng tin công cộng;

3- Bản tin thông tin cơ sở;

4- Tài liệu không kinh doanh phục vụ hoạt động thông tin cơ sở;

5- Tuyên truyền trực tiếp qua tuyên truyền viên cơ sở;

6- Tuyên truyền trên cổng hoặc trang thông tin điện tử;

7- Tuyên truyền qua mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin trên Internet;

8- Tuyên truyền qua tin nhắn viễn thông.

Nghị định số 49/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động thông tin cơ sở có hiệu lực từ ngày 01/7/2024. Theo đó, Quyết định số 52/2016/QĐ-TTg ngày 06/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế hoạt động thông tin cơ sở hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.

Với trách nhiệm là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thông tin cơ sở, Bộ TT&TT là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan: Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển và các văn bản quy phạm pháp luật về thông tin cơ sở; cung cấp thông tin phục vụ hoạt động thông tin cơ sở trên phạm vi cả nước; phổ biến, giáo dục pháp luật về thông tin cơ sở; tổ chức hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về thông tin cơ sở; quản lý hệ thống thông tin nguồn thông tin cơ sở trung ương; thực hiện hợp tác quốc tế về thông tin cơ sở.

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực tham gia hoạt động thông tin cơ sở; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê hoạt động thông tin cơ sở; tổ chức công tác thi đua, khen thưởng; ban hành quy định, quy chế và tổ chức hội thi, liên hoan, giải thưởng thuộc lĩnh vực thông tin cơ sở.

Bộ TT&TT cũng là đơn vị thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động thông tin cơ sở theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ. 

Tác giả bài viết: Thanh lê ( tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

HƯỚNG DẪN DVC TRỰC TUYẾN
GÓP Ý VĂN BẢN DỰ THẢO
GIÁ CẢ THỊ TRƯỜNG
OCOOP TÂY NINH
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

dịch vụ công bộ công an
VĂN BẢN MỚI
AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
FORM.GOV
BỘ PHÁP ĐIỂN
BẢN DỒ DU LỊCH TÂY NINH
CỔNG DỰ LIỆU QUỐC GIA
BAN CHỈ ĐẠO CCHC CHÍNH PHỦ
CÔNG BÁO
CÔNG BÁO TỈNH TÂY NINH
góp ý dự thảo văn bản
dvc nhà ở riêng lẻ
thông tin quy hoạch
DÁNH GIÁ CĐS DOANH NGHIỆP
ĐƯỜNG DÂY NÓNG PAKN
VEDEO PHÓNG SỰ
ngày này năm xưa
LÀNG SỐ
THAM VẤN KINH DOANH
Hệ thống đo tốc độ truy cập internet
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay649
  • Tháng hiện tại56,460
  • Tổng lượt truy cập1,259,720
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây